Game đua xe hay nhất Rock n’ Roll Racing (1993)
Đây là một tựa game đua xe combat theo dạng isometric, lấy cảm hứng từ R.C. Pro-Am (1988) và Racing Destruction Set (1985). Sau khi Super Mario Kart ra mắt vào năm 1992 và tạo tiếng vang trong cộng đồng game thủ thì nhà phát triển Silicon & Synapse đã tạo ra Rock n’ Roll Racing kết hợp với các bài nhạc rock kinh điển như Born to be Wild, Bad to the Bone, và Paranoid.
Kết quả là họ đã thành công mỹ mãn và được nhiều game thủ yêu mến.
>>>Xem thêm :Top 7 game nông trại hay và hấp dẫn
Wreckfest (2018)
Wreckfest là sự kết hợp của Destruction Derby, Test Drive: Eve of Destruction, và FlatOut: Ultimate Carnage. Nó pha trộn các yếu tố nhào lộn, đốt lốp, và tiếng kim loại va vào nhau rất đặc trưng. Đồ họa trong game không mấy ấn tượng cho lắm nhưng mỗi xe đều mang lại cảm giác lái khác nhau và game thủ có thể nhận thấy điều đó một cách rõ rệt. Những chiếc American muscle thì mạnh nhưng khó bẻ lái; xe châu Âu và Nhật Bản thì nhỏ hơn, nhẹ hơn, nhưng cũng “mong manh dễ vỡ” hơn và cần phải lái tinh tế một chút.
Game đua xe hay nhất các loại xe trong game
Ngoài ra trong game còn có các thể loại xe đặc biệt như xe buýt đưa đón sinh viên học sinh, xe RV (recreational vehicle), máy cắt cỏ, thậm chí có cả ghế sofa gắn động cơ vô chạy nữa. Đặc biệt, mỗi bộ phận trên xe đều có thể bị vỡ nát, xé vụn, hoặc bung ra hoàn toàn khi xảy ra va chạm. Anh em nào thích xe điện đụng phiên bản hardcore, hoặc thích series FlatOut ngày trước thì đừng bỏ qua game này nhé.
Wave Race 64 (1996)
Được phát triển bởi những nhân vật nổi tiếng của Nintendo như Shinya Takahashi, Katsuya Eguchi, và Shigeru Miyamoto, Wave Race 64 là tựa game đua xe đầu tiên dành cho hệ máy Nintendo 64 – hay chính xác hơn là game đua canô. Game có thời lượng khá ngắn nhưng về mặt hiệu ứng nước văng tung tóe thì nó đã làm rất tốt, khó có game nào cùng thời đem ra so sánh được.
Hệ thống mô phỏng vật lý chân thực đến mức anh em phải biết cách nhìn và “đọc” các đợt sóng trên đường đua để xem xem tình huống đó mình nên xử lý thế nào để không bị tụt hậu, khác hẳn so với những game vào thời điểm bấy giờ. Sau đó thì Nintendo có ra mắt hậu bản Wave Race: Blue Storm vào năm 2001 trên GameCube, xong rồi series này lặn mất tăm luôn.
Hard Drivin’ (1989)
Trong những năm 80 của thế kỷ 20 thì chúng ta có 3 tựa game stun racing đình đám là Hard Drivin của Atari với chân ly hợp và cần số hẳn hoi, xịn sò hơn hẳn những game khác; Stunt Car Racer (còn gọi là Stunt Track Racer tại Mỹ) của Amiga, tập trung vào yếu tố mô phỏng vật lý; và cuối cùng la Stunts của nhà phát triển Distinctive Software, được cho là phiên bản “ăn theo” của Hard Drivin’ được bổ sung tính năng mới là cho phép tùy chỉnh đường đua.
Đã có nhiều game stun racing khác được sản xuất trong những năm sau đó, nhưng Hard Drivin’ vẫn xứng đáng có tên trong danh sách này vì có đồ họa đa giác phải nói là cực kì xịn sò mà trước đó chưa từng thấy trong tựa game nào khác.
Midnight Club 3: DUB Edition (2006)
Game đua xe hay nhất Angel Studios (sau này trở thành Rockstar San Diego vào năm 2002) xứng đáng được tán dương vì đã đi tiên phong trong thể loại đua xe thế giới mở. Trong đó, Midnight Club 3: DUB Edition là tựa game đầu tiên trong series sở hữu những chiếc xe được mua bản quyền hẳn hoi, và bên cạnh kho xe đồ sộ thì phần nhạc nền soundtrack cũng cực kì cuốn hút.
Về phần gameplay thì khỏi phải chê, cực kì kịch tính luôn anh em ạ. Anh em sẽ cảm nhận được chiếc xe lao về phía trước mỗi khi nhấn ga, tiến đến cột khói checkpoint tiếp theo; và những khoảnh khắc ôm cua cực gắt, né dòng xe đang chạy ngược chạy xuôi tại 3 thành phố trong game.
>>>Xem thêm :7 tựa game dành cho các cặp cùng chơi với nhau
Đặc biệt
Game còn có thêm cơ chế kỹ năng đặc biệt, cho phép anh em đâm sầm vào những chiếc xe khác trên đường mà không bị hề hấn gì, hoặc kích hoạt chế độ quay chậm slow-mo để anh em xử lý các pha nguy hiểm trong tích tắc. Nói về khoản độ xe thì thôi rồi, thoải mái luôn anh em ơi, muốn kiểu gì là có xe kiểu đó. Trong thời PS2 và Xbox thì Midnight Club 3 được xem như là một trong những game đua xe hoành tráng nhất đó anh em.
Colin McRae Rally (1998)
Colin McRae Rally không phải là series game đua xe địa hình duy nhất
Nhưng nó là một trong những tượng đài của thể loại này. Nhờ có sự cố vấn từ McRae, cộng với những lưu ý về đường đua của Nicky Grist, Colin McRae Rally (1998) mang màu sắc “nghiêm túc” hơn so với SEGA Rally, và đúng với 2 chữ “mô phỏng” hơn. Sau này có nhiều tựa game khác cũng hay không kém, nhưng khó thể nào mà vượt qua mặt Colin McRae Rally được.
Trials HD (2009)
Đây là một game lai giữa đua xe và đi cảnh giải đố, nối gót những game đua xe máy như Kikstart II. Càng chơi, các màn trong Trials HD lại càng khó nhằn. Game phụ thuộc nhiều vào yếu tố vật lý và sẽ không hề nhân nhượng với người chơi. Đây là game thứ 3 trong series nhưng nhờ “hạ cánh” xuống nền tảng Xbox Live Arcade nên Trials HD đã trở thành một hiện tượng.
Nhờ vậy, anh em sẽ được đua thời gian với bạn bè, xem xem ai là người nhanh nhất, điều khiển xe thành thục nhất. Cảm giác tranh đua từng miligiây một nó căng thẳng tột cùng anh em ạ, và đến khúc cuối nhận ra rằng mình chỉ thua bạn mình trong tích tắc nó ấm ức lắm anh em ạ, có khi tối ngủ không ngon luôn ấy chứ.
F1 2020 (2020)
Đua xe hơi bánh hở (open wheel racing) là đỉnh cao của bộ môn đua xe thể thao, và các tựa game Formula 1 đã gây được tiếng vang qua nhiều thế hệ, song hành cùng với sự phát triển của công nghệ. Vẫn có những tựa game đình đám như Formula One Grand Prix và Grand Prix 2 của Microprose, Grand Prix Legends của Papyrus, và F1 Challenge ’99-’02 của EA; nhưng F1 2020 của Codemasters vẫn nổi bật và phổ biến hơn cả.
Đây là phiên bản có đồ họa đẹp nhất
Và cảm giác lái xe tốt nhất tính đến thời điểm hiện tại. Ngoài ra game rất có chiều sâu, cho phép anh em nối gót những huyền thoại như Sir Jack Brabham và Bruce McLaren và xây dựng một đội đua riêng. F1 2020 đã đem thể loại mô phỏng đua xe truyền thống lên một tầm cao mới, ngang hàng với những game thể thao khác như FIFA và NBA 2K.
Mashed (2005)
Mashed là một tựa game đua xe theo dạng isometric được phát triển bởi Supersonic Software, và nó nổi bật với đường đua Polar Wharf đã khiến biết bao tay đua phải đập vỡ tay cầm vì đường đua quá trơn trượt, đã vậy còn có 2 khúc cua cùi chỏ (hairpins) nữa chứ. Nói không ngoa thì Polar Wharf chính là thứ đã làm nên tên tuổi của Mashed. Game không có nhiều đường đua cho lắm, nhưng cũng chỉ cần Polar Wharf thôi là đã quá đủ rồi. Đây cũng là đường đua đã kết nối (và chia rẽ) nhiều fan Mashed và là đường đua duy nhất mà game thủ cần trong chế độ multiplayer.
Nó được lấy ý tưởng từ đường đua Turbo Turns trong game Micro Machines 2: Turbo Tournament (1994), cũng được phát triển bởi Supersonic Software. Tuy nhiên, Turbo Turn thì còn có thể hoàn thành trong khoảng 8 giây (đối với tay đua lão làng), chứ còn Polar Wharf thì thôi nghỉ khỏe luôn cho lẹ.
Ridge Racer (1993)
Đã từng có thời Ridge Racer ra mắt theo chu kỳ rất ổn định và là một tượng đài của nền tảng PlayStation mỗi khi có hệ máy mới ra mắt. PS1, PS2, PS3, PSP, và PS Vita đều được cho lên kệ với Ridge Racer cùng song hành.
Do phiên bản Ridge Racer Unbounded (2012) bị “flop”
Game đua xe hay nhất nên series Ridge Racer dần bị chìm vào quên lãng, nhưng không thể phủ nhận rằng series này đã tạo ra được một dấu ấn trong làng game nói chung và trong thể loại đua xe nói riêng, mà công đầu ở đây thuộc về phiên bản Ridge Racer đầu tiên. Ban đầu thì nó xuất hiện dưới dạng điện tử thùng, sau đó thì được đem lên console. Ridge Racer có thể chỉ có 1 đường đua, nhưng vào thời đó nó cảm giác như là tương lai của ngành game vậy. Game rất sôi động và có đồ họa rất ấn tượng.
Qua bài viết trên đã cho các bạn biết về Game đua xe hay nhất dành cho các tín đồ mê tốc độ. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với các bạn.
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( news.gearvn, ben, … )